Ngành Thiết kế đồ họa là gì? Tại sao sinh viên lại chọn ngày này nhiều đến như vậy?

1. Thiết kế đồ họa là gì?

Thiết kế đồ họa là một cụm từ chắc hẳn chẳng còn quá xa lạ gì với các bạn học sinh, sinh viên, giới trẻ hiện nay bởi chúng ta đang bước vào một thời kì mà ngành quảng cáo đang cực kì phát triển. Các công ty, doanh nghiệp càng ngày càng đầu tư về mặt hình ảnh trong các chiến dịch quảng cáo, thiết kế giao diện website đẹp mắt để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

Cụm từ “Thiết kế đồ họa” dùng để chỉ một chuyên ngành thuộc về mỹ thuật, trong đó “thiết kế” có nghĩa là kiến thiết, sáng tạo và “Đồ họa” dùng để chỉ những bản vẽ được hiển thị trên một mặt phẳng. “Thiết kế đồ họa” là tạo ra một tác phẩm trên bề mặt của một chất liệu bất kỳ nhằm mục đích trang trí, làm đẹp, phục vụ nhu cầu của con người. Trong thời hiện đại, vai trò của ngành thiết kế đồ họa ngày càng được nâng cao và có xu hướng chi phối hầu hết các ngành nghề khác trong xã hội.

2. Ngành Thiết kế đồ họa là gì?

Ngành thiết kế đồ họa là công việc thiết kế, sáng tạo các thông điệp truyền thông bằng ngôn ngữ hình ảnh để phục vụ cho mục tiêu của các chiến dịch, các hoạt động xã hội, hoạt động kinh doanh,…. Các sản phẩm của ngành thiết kế đồ họa vừa đạt được tính nghệ thuật và sự sáng tạo vừa đủ, gần gũi để có thể truyền đạt các thông điệp truyền thông đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều công ty quảng cáo từ trong nước đến ngoài nước và hàng nghìn công ty chuyên về thiết kế đồ họa. Các tòa soạn báo, nhà xuất bản, đài truyền hình,..hoặc bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều có nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên, nhân viên, thực tập sinh thiết kế đồ họa. Bên cạnh đó, người theo đuổi lĩnh vực thiết kế đồ họa còn có thể tham gia các dự án nghệ thuật, tham gia vào quá trình tư vấn thiết kế, tổ chức sự kiện đến nhà xuất bản phim ảnh

Hằng năm, Việt Nam cần hơn 1 triệu lao động trong lĩnh vực thiết kế đồ họa (theo báo cáo thống kê về nhu cầu nhân lực) đủ để cho thấy nhu cầu nhân lực của thị trường này cực kì lớn. Chỉ cần tìm kiếm trên Google với từ khóa “việc làm thiết kế đồ họa” trên Google thì chỉ cần 1,14 giây thôi đã hiển ra khoảng 72.400.000 kết quả. Thậm chí nhiều công ty sẵn sàng bỏ thời gian để tuyển dụng và đào tạo những người không có kinh nghiệm về thiết kế đồ họa để làm việc cho công ty. Chính sự khan hiếm về mặt nhân lực khiến cho sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa luôn được doanh nghiệp săn đón ngay từ trên ghế nhà trường.

Ngoài việc thị trường hiện tại đang “khát” nhân lực, mức lương của ngành Thiết kế đồ họa là một điều hấp dẫn không kém. Mức lương khởi điểm của sinh viên ngành Thiết kế có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực, kinh nghiệm làm việc và vị trí làm việc. Vì đặc thù của ngành sáng tạo nên đây là một trong những ngành không quá gò bó về mặt thời gian, bạn có thể chủ động làm nhiều dự án khác nhau để kiếm thêm thu nhập nếu bạn có thể hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

II. Thiết kế đồ họa gồm những chuyên ngành nào?

1. Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thương hiệu là sự kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp, công ty và đối tượng khách hàng của họ. Việc thiết kế đồ họa nhận dạng thương hiệu là việc tạo ra các yếu tố hình ảnh miêu tả chân thực về đặc điểm, tính chất và phong cách riêng biệt của  một thương hiệu nhằm truyền đạt thông điệp, ý tưởng quảng cáo, chiến dịch thông qua hình ảnh, hình dạng và màu sắc. Một bộ thiết kế nhận diện thương hiệu thường bao gồm tên thương hiệu, logo, đồng phục công ty, website, catalogue,… tùy vào mục đích sử dụng bộ nhận diện thương hiệu.

2. Thiết kế Maketing & Quảng cáo

Các công ty ngày nay đều nhận ra rằng thiết kế là một phần không thể thiếu đối với một chiến dịch marketing, họ sẵn sàng chi một số tiền rất lớn để đầu tư thiết kế nhằm nỗ lực tiếp thị sản phẩm thành công. Người thiết kế sẽ trực tiếp làm việc với  giám đốc, người quản lý hoặc chuyên gia marketing để thống nhất về nội dung và hình ảnh cho chiến lược của mình. Người thiết kế có thể chuyên về một loại lĩnh vực thiết kế cụ thể, ví dụ như có người sẽ chuyên về quảng cáo ngoài trời, nhưng cũng có người sẽ chuyên về quảng cáo tạp chí)… Các nhà thiết kế mới có thể có được các vị trí cấp cao trong lĩnh vực này nếu chịu khó dày công học hỏi để có được kỹ năng và kinh nghiệm làm việc quý báu qua nhiều dự án.

3. Thiết kế Giao diện người dùng (UX/UI)

Giao diện người dùng (User Interface hoặc UI) là cách mà người dùng tương tác với một thiết bị hoặc ứng dụng nào đó. Việc làm thể nào để chúng trở nên dễ sử dụng và mang lại trải nghiệm người dùng (User Experience hay UX) tốt chính là công việc của người làm thiết kế giao diện người dùng (UX/UI). Trong khuôn khổ thiết kế đồ họa; thiết kế giao diện người dùng sẽ tập trung vào việc thiết kế về mặt hình ảnh và thiết kế các yếu tố đồ họa trên màn hình như nút bấm, thanh menu. thanh search, các nút tương tác…. Thông thường, các nhà thiết kế giao diện người dùng phải là người cùng một nhóm, có kỹ năng thiết kế đồ họa và kiến thức về nguyên tắc UI / UX và các kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript để có thể phát triển giao diện thiết bị hoặc ứng dụng một cách tối ưu nhất.

4. Thiết kế ấn phẩm xuất bản

Ấn phẩm truyền thống là những mẫu tin hoặc hình ảnh có thể giao tiếp với độc giả thông qua các kênh phân phối rộng rãi Với công nghệ hiện nay, các ấn phẩm đều được xuất bản dưới dạng kĩ thuật số. Các ấn phẩm mà ta có thể nghĩ đến chính là sách, báo, tạp chí, catalogue,… Các nhà thiết kế đồ họa chuyên về ấn phẩm sẽ làm việc cùng các biên tập viên và nhà xuất bản để thống nhất về bố cục trình bày ấn phẩm và kiểu chữ phù hợp với nội dung thông tin được đưa vào. Ngoài chuyên môn về thiết kế đồ họa, họ cần học cách quản lý màu sắc, kỹ thuật in ấn và xuất bản kỹ thuật số.

5. Thiết kế bao bì

Hầu hết các sản phẩm đều yêu cầu một số hình thức đóng gói để bảo vệ và chuẩn bị chúng để lưu trữ, phân phối và bán hàng. Nhưng thiết kế bao bì cũng có thể giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng, điều này làm cho nó trở thành một công cụ tiếp thị cực kỳ có giá trị. Mỗi hộp, chai và túi; thùng chứa hoặc hộp đựng là cơ hội kể câu chuyện của một thương hiệu. Nhà thiết kế bao bì có thể là tất cả các dạng bao bì hoặc chuyên về một loại bao bì cụ thể (như nhãn hoặc lon nước giải khát); hoặc một ngành cụ thể (như đồ chơi của trẻ em hoặc thực phẩm). Công việc của họ đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề và khái niệm hàng đầu ngoài kiến thức làm việc mạnh mẽ về thiết kế in ấn và công nghiệp. Họ phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhà tiếp thị và nhà sản xuất và nhận thức được xu hướng hiện tại.

6. Thiết kế Đồ Họa chuyển động 2D – Motion Graphic

Đồ họa chuyển động là các hình ảnh tĩnh được thêm vào các hiệu ứng chuyển động. Điều này có thể dễ dàng thấy trong các bộ phim hoạt hình, âm thanh, hình ảnh, video.. Đồ họa chuyển động thường xuất hiện trong phần giới thiệu cuối phim, quảng cáo, logo chuyển động, trailer, bài thuyết trình,…Do sự phổ biến của điều này nên ngành Thiết kế đồ họa chuyển động là một “đặc sản” mới cho các nhà thiết kế.

7. Thiết kế 3D

3D là một cụm từ không quá xa lạ đối với giới trẻ hiện nay. Hầu hết chúng ta đều đã nghe qua phim 3D, hình ảnh 3D, game 3D,… Những thước phim, hình ảnh, game đó đều là sản phẩm của ngành thiết kế đồ họa 3D – một trong những ngành nghề thu hút nhiều sự chú ý tuy nhiên đây cũng chính là thử thách cho các nhà thiết kế đồ họa theo đuổi lĩnh vực 3D vì đây là một lĩnh vực khó, đòi hỏi kiến thức chuyên môn vững vàng và sự sáng tạo cao.

8. Thiết kế không gian

Thiết kế đồ họa không gian là một hoạt động đa ngành kết hợp giữa thiết kế đồ họa; kiến trúc, nội thất; cảnh quan và công nghiệp. Các nhà thiết kế cộng tác với mọi người trong bất kỳ số nào trong các lĩnh vực này để lập kế hoạch và triển khai thiết kế của họ. Do đó, các nhà thiết kế thường có giáo dục và kinh nghiệm trong cả thiết kế và kiến trúc đồ họa.

Họ phải quen thuộc với các khái niệm thiết kế công nghiệp và có thể đọc và phác thảo các kế hoạch kiến trúc. Theo truyền thống, thiết kế đồ họa môi trường đã tạo ra các bản in tĩnh, nhưng các màn hình tương tác kỹ thuật số tiếp tục tăng phổ biến như một phương tiện để tạo ra một trải nghiệm hấp dẫn hơn.(Chuyên ngành chính của thiết kế đồ họa)

9. Nghệ thuật minh họa- Art Illustration.

Nghệ thuật minh họa thường được xem là gần giống thiết kế đồ họa nhưng thực ra chúng rất khác nhau. Người thiết kế tạo ra các sản phẩm để giao tiếp và giải quyết các vấn đề của khách hàng còn nghệ sĩ đồ họa và họa sĩ thì chỉ việc sáng tạo tác phẩm đúng chất nghệ thuật gốc. Nghệ thuật minh họa ngày nay đã dần được tạo ra để sử dụng thương mại dù trông chúng không có vẻ giống thiết kế đồ họa kỹ thuật. Một số ví dụ điển hình ứng dụng của nghệ thuật minh họa có thể kể đến là: thiết kế áo thun, thiết kế mẫu hoa văn đồ họa, thiết kế bìa tiểu thuyết, thiết kế bìa sách, thiết kế truyện tranh,…

III. Học Thiết kế đồ họa cần những tố chất gì?

  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Công việc của một nhà thiết kế là phải truyền đạt đúng ý tưởng, thương hiệu của khách hàng, và cả những câu chuyện xung quanh ý tưởng đó. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng rất cần thiết để bạn có thể trình bày ý tưởng và đàm phán trong công việc. Bạn cần thiết phải hiểu rõ khách hàng và duy trì sự chuyên nghiệp ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
  • Sự hiếu kỳ: Bạn sẽ không thể tiến xa trong công việc nếu như không có tình yêu nghệ thuật và sự hiếu kỳ với thế giới xung quanh. Nhà thiết kế đồ họa phải luôn có hứng thú đi sâu tìm hiểu vấn đề và khám phá mọi thứ xung quanh, từ những chi tiết nhỏ nhất
  • Đam mê và nhiệt huyết: Bạn sẽ không thể phát huy tính sáng tạo nếu như bạn không thực sự yêu nghề. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết và phải đương đầu với không ít khó khăn. Bạn sẽ phải dựa vào chính sự đam mê của mình để vượt lên những lúc mệt mỏi nhất.
  • Sự cởi mở: Để trở thành nhà thiết kế đồ họa, bạn phải là người cởi mở, sẵn sàng học hỏi điều mới và ghi nhận lời khuyên, góp ý của người khác. Nhà thiết kế tài ba sẽ tạo nên kiệt tác từ chính những mảnh ghép trong cuộc đời mình, vì thế bạn được phép sợ hãi khi phải thể hiện tài năng hay suy nghĩ của mình trước mặt người khác.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt: Là một nhà thiết kế đồ họa, bạn cần phải có khả năng suy nghĩ logic để hoàn thành tốt mọi việc. Cùng với sự sáng tạo, bạn sẽ có thể biến những mảnh ghép nhỏ thành một sản phẩm hoàn hảo.
  • Cầu toàn: Một chút sự cầu toàn sẽ là cần thiết khi làm nghề thiết kế. Sự cầu toàn sẽ đảm bảo bạn luôn cố gắng phát triển bản thân và làm việc hiệu quả hơn.
  • Lòng kiên nhẫn: vì tính chất công việc thiết kế đòi hỏi rất nhiều sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khá mất thời gian cho nên nếu như bạn là người có tính cách nóng vội thì e rằng bạn khó có thể theo đuổi công việc này, bạn sẽ không thể hoàn thành công việc này.