Sự khác biệt giữa ngành Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính

Ngành Khoa học máy tính nghiên cứu mọi vấn đề liên quan tới máy tính, còn Công nghệ thông tin nghiên cứu việc ứng dụng các công cụ và tri thức khoa học liên quan tới máy tính để xử lý thông tin trong các lĩnh vực.

Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính là hai lĩnh vực có sự tương tác rất lớn. Đó cũng là lý do khiến nhiều thí sinh lúng túng không biết nên chọn ngành Công nghệ thông tin hay ngành Khoa học máy tính.

Trên thực tế, các chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ giúp sinh viên hiểu rõ máy tính hoạt động như thế nào, trên cơ sở đó ứng dụng trong việc phân tích, thiết kế, cài đặt các hệ thống phần mềm. Trong khi đó, hầu hết các chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin sẽ tập trung trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng các công cụ phần cứng và phần mềm để xây dựng giải pháp đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý thông tin cho các tổ chức, cá nhân.

Cụ thể hơn, các chương trình đào tạo Khoa học máy tính cung cấp các kiến thức toán học cho khoa học máy tính, kiến trúc máy tính và hệ thống máy tính, thuật toán, tổ chức dữ liệu và lập trình. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu các kiến thức công nghệ để triển khai xây dựng phần mềm. Tuy nhiên, ngoài định hướng xây dựng phần mềm, Khoa học máy tính còn có định hướng chuyên sâu về lý thuyết như lý thuyết thuật toán, tối ưu hoá, học máy…

Còn các chương trình đào tạo Công nghệ thông tin có các học phần chuyên sâu về thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và truyền thông, bảo đảm an ninh hệ thống máy tính. Mặc dù công việc chính của chuyên gia công nghệ thông tin không phải là lập trình, nhưng họ cũng không thể thiếu được các kiến thức toán học và lập trình cơ bản.

Tóm lại, các khung chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin thường chung nhau nhiều nội dung cơ bản và cả một số học phần lựa chọn. Nội dung khác nhau chủ yếu tập trung ở mức độ chuyên sâu về thuật toán và lập trình hay các công nghệ lưu trữ, truyền thông và xử lý thông tin.

“Các lĩnh vực chuyên sâu trong các chương trình đào tạo liên quan tới Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin rất đa dạng. Thí sinh có nhiều lựa chọn, từ những ngành truyền thống như Hệ thống thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Toán Tin, tới những ngành mới như An toàn thông tin, Khoa học dữ liệu. Việc chọn ngành về Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính nên dựa vào năng lực sở trường của thí sinh. Có những bạn thấy Khoa học máy tính dường như khó hơn vì nhiều vấn đề lý thuyết. Trong khi đó, có những bạn thấy rất khó khăn khi phải thường xuyên thích ứng và làm chủ các công nghệ mới, hay phải giao tiếp với khách hàng để hiểu nhu cầu và cung cấp giải pháp.

Cơ hội việc làm cho sinh viên

Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thường không có sự phân biệt sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan đến Khoa học máy tính hay Công nghệ thông tin.
Từ nhiều năm nay, thị trường công nghệ thông tin có rất nhiều vị trí công việc liên quan tới khoa học máy tính như lập trình web, lập trình trên thiết bị di động, lập trình nhúng, phân tích, thiết kế hệ thống phần mềm, bên cạnh các vị trí chuyên gia công nghệ thông tin như quản trị dự án, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị mạng, phụ trách phân tích an ninh hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật, …

Thống kê dự báo năm 2022, thị trường Công nghệ thông tin vẫn thiếu khoảng 150.000 nhân lực trong tổng nhu cầu 530.000 nhân lực. Hơn nữa, theo Dự thảo Chiến lược quốc gia về vấn đề công ty công nghệ số, Việt Nam đề ra mục tiêu tới năm 2030 đạt 1,5 triệu nhân viên trong lĩnh vực kỹ thuật số.
“Những con số này thể hiện cơ hội cực kỳ lớn dành cho sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan tới Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin trong thời kỳ chuyển đổi số của đất nước.
Trong tương lai, sự phát triển kinh tế – xã hội cũng như nhu cầu thị trường sẽ thắt chặt hơn sự phân loại về trình độ cho các ngành này. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng sẽ chú ý tới các kỹ năng mềm cũng như khả năng thích ứng nhanh với sự đổi mới liên tục của công nghệ. Đặc biệt, một số lĩnh vực chuyên sâu như Trí tuệ nhân tạo và Học máy, Khoa học dữ liệu, An ninh mạng hay Điện toán đám mây được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.

Ngành công nghệ thông tin học gì? Ra trường làm gì?

Itech. Trong thời kỳ hội nhập với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Công nghệ thông tin trở thành ngành mũi nhọn thúc đẩy khoa học công nghệ và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là kinh tế số. Vậy ngành Công nghệ thông tin sẽ học gì, sau khi ra trường có thể làm gì? Đó cũng là thắc mắc của rất nhiều thí sinh đang khi chọn trường, chọn ngành để thực hiện ước mơ nghề nghiệp trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn yêu thích máy tính, có niềm đam mê với công nghệ tìm hiểu rõ hơn về ngành học này.

Học Công nghệ thông tin sẽ học những gì?

Sinh viên đến với ngành Công nghệ thông tin tại Viện CNTT Quốc tế I-Tech Công Ty Cổ Phần Viện Đào Tạo Công Nghệ Công Tin Quốc Tế I-Tech sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm và Kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính, An toàn thông tin… Viện có đội ngũ giảng viên có học hàm học vị cao, có kinh nghiệm thực tế giảng dạy và nghiên cứu, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc nghiên cứu, phát triển các ứng dụng hệ thống phần mềm; thiết kế, vận hành và bảo trì các phần cứng – phần mềm của hệ thống máy tính và mạng máy tính…

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ thông tin Viện CNTT Quốc tế I-Tech cũng thường xuyên được tham gia các hoạt động thực tập, thực tế tại các công ty, doanh nghiệp hợp tác với Trường, với Viện trong suốt quá trình học để nâng cao kỹ năng tay nghề ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường theo phương châm Nhà trường và doanh nghiệp cùng đào tạo.

Đặc biệt, các kỹ sư công nghệ thông tin (IT) còn được Viện và Nhà trường quan tâm trang bị đầy đủ các kỹ năng về ngoại ngữ, kỹ năng mềm… tạo điều kiện tối đa cho các em trong công tác học tập, nghiên cứu, dễ dàng cập nhật các tài liệu trong nước và quốc tế. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên đã làm việc và có thu nhập tốt ngay từ khi còn chưa tốt nghiệp

Tốt nghiệp Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Trước làn sóng phát triển công nghệ số, mọi hoạt động trong cuộc sống (việc làm, giải trí, liên lạc…) giờ đây bỗng trở nên dễ dàng qua một chiếc laptop, smartphone… Công nghệ thông tin trở thành ngành nghề hot và mang tính then chốt trong các ngành nghề, nhu cầu cần ở mọi nơi, mọi lĩnh vực.

Theo quy hoạch phát triển đến 2020 của Việt Nam, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin sẽ tăng đến 13% mỗi năm với cơ hội việc làm rất đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể chọn đảm nhận công việc ở các vị trí như:

  • – Lập trình viên chế tạo phần mềm.
  • – Chuyên viên kiểm thử, đảm bảo chất lượng phần mềm.
  • – Kỹ sư trong các dự án phát triển, thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng.
  • – Chuyên viên thiết kế các hệ thống số, hệ thống nhúng và hệ thống điều khiển tại các công ty chuyên về phần cứng – phần mềm máy tính.
  • – Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì và đảm bảo an ninh, bảo mật cho các hệ thống mạng máy tính tại các cơ quan, công ty, trường học và tập đoàn…

Hãy đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đem đến tường lai cho các bạn:

VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN QUỐC TẾ I-TECH

Học công nghệ thông tin ra trường làm gì?

1. Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Nói cách khác, là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Trong đó,hai ngành đang “hot” nhất hiện nay và trong tương lai đó là  Kỹ thuật phần mềm và An toàn thông tin.

2. Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Đây là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh và của nhiều học viên khi lựa chọn ngành học và có niềm yêu thích với CNTT. Và đây là các công việc của kỹ sư CNTT có thể làm sau khi tốt nghiệp:

Lập trình viên Công nghệ thông tin – IT programmer:
Lập trình viên tạo ra, kiểm thử và xử lý các vấn đề của chương trình máy tính, họ cũng là người nâng cấp và sửa chữa chương trình đó. Hầu hết lập trình viên làm việc trong công ty lập trình thiết kế và bán phần mềm,…

Chuyên gia phân tích hệ thống – System Analyst:
Các chuyên gia tuân thủ các bước đã được mô tả trong vòng đời hệ thống. Họ lên kế hoạch và thiết kế các hệ thống mới hoặc tổ chức lại các tài nguyên máy tính của công ty để sử dụng một cách tốt nhất. Chuyên gia phân tích tuân thủ tất cả các bước trong vòng đời hệ thống bao gồm: khảo sát sơ bộ, phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì.

Quản trị cơ sở dữ liệu – Database Administrator:
Họ sử dụng các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, để xác định cách thức tổ chức và truy cập dữ liệu của công ty một cách hiệu quả nhất, đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu và sao lưu hệ thống. Quản trị cơ sở dữ liệu là một ngành đang phát triển nhanh chóng và hứa hẹn tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

công nghệ thông tin.
Nhà quản lý sẽ giám sát công việc của những lập trình viên, nhà phân tích hệ thống và các chuyên gia máy tính khác. Nhà quản lý hệ thống thông tin thường dành cho những ai đã từng làm cố vấn hoặc quản lý trước đó.

Chuyên gia mật mã – Cryptographer:
Mật mã học (cryptography) là ngành khoa học che giấu và khôi phục lại thông tin đã được che giấu hay mã hóa. Chuyên gia mật mã (cryptographer) là người thiết kế hệ thống mật mã, phá vỡ hệ thống mật mã và thực hiện các nghiên các nghiên cứu về mật mã, những công việc vốn thuộc về trách nhiệm của kỹ sư bảo mật thông tin hay nhà quả trị mạng.

Có rất nhiều chuyên gia mật mã làm nhà tư vấn về mật mã, và luôn có những vị trí làm việc dành cho họ trong Chính phủ hay một số tập đoàn lớn.

Quản trị mạng – Network Administrator:
Là nhân viên quản lý các mạng LAN và WAN của công ty. Họ có trách nhiệm thiết kế, thực hiện cài đặt và duy trì sự hoạt động của các mạng nói trên, chuẩn đoán và khắc phục các sự cố liên quan đến mạng.

Kỹ sư phần mềm – Software Engineer:
Kỹ sư phần mềm có nhiệm vụ phân tích yêu cầu người dùng và tạo ra phần mềm ứng dụng. Họ thường có nhiều kinh nghiệm lập trình, tập trung vào nhiệm vụ thiết kế và phát triển phần mềm dựa trên các nguyên lý toán học hay kỹ thuật. Họ ít khi tự mình viết mã cho chương trình.
Các khóa thực tập trang bị cho sinh viên một số kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng mong muốn ở một người kỹ sư phần mềm. Các ứng viên am hiểu về mạng, Internet và các ứng dụng web sẽ có lợi thế hơn.

Quản trị Web – Webmaster:
Phát triển và duy trì trang web cũng như các tài nguyên của trang web. Thông thường, công việc này bao gồm trách nhiệm sao lưu trang web công ty, cập nhật tài nguyên hoặc là xây dụng các tài nguyên mới, thiết kế và phát triển trang web, giám sát lưu lượng truy cập trên trang web và tìm biện pháp để khuyến khích người sử dụng ghé thăm trang web.
Quản trị web cũng có thể cộng tác với nhân viên marketing để tăng lưu lượng truy cập trang web và có thể tham gia vào việc phát triển quảng cáo trên trang web.

Kỹ thuật viên máy tính – Computer Technicians:
Sửa chữa, cài đặt hệ thống và các thành phần máy tính, làm việc trên mọi loại thiết bị, từ máy tính cá nhân, máy chủ đến máy in. Một số kỹ thuật viên máy tính có trách nhiệm cài đặt hoặc duy trì mạng máy tính. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị máy tính sẽ trở nên phức tạp hơn, do đó, nhu cầu về công việc trong lĩnh vực này sẽ ngày càng tăng.

Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật – Technical Writer:
Các chuyên viên chuẩn bị tài liệu hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật và văn bản khoa học hay kỹ thuật khác. Hầu hết các chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật làm việc cho các công ty máy tính, cơ quan Chính phủ hoặc viện nghiên cứu. Họ chuyển thông tin kỹ thuật thành những hướng dẫn hoặc bản tóm tắt dễ hiểu

Điều kiện để được làm việc tại I-Tech là gì?

Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành). Có đủ sức khỏe để học tập.

Phương thức xét tuyển để trúng tuyển vào trường?

a) Xét tuyển sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT (30% chỉ tiêu).

  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
  • Có tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 15,00 điểm trở lên, không có môn thi nào dưới 3,5 điểm.

b) Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ghi tại học bạở cấp THPT (70% chỉ tiêu)

  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
  • Có tổng điểm trung bình cả năm học lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 15,0 điểm trở lên trong đó không có môn nào có điểm trung bình nhỏ hơn 3,5.
Khoa Công nghệ thông tin của trường có những chuyên ngành nào?

Nhà trường có 3 chuyên ngành dành cho sinh viên đến với khoa công nghệ thông tin

  • Chuyên ngành Hệ thống thông tin
  • Chuyên ngành Công nghệ phần mềm
  • Chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông
Nhà trường có những chính sách ưu tiên gì cho sinh viên không?
  • Được miễn giảm học phí và cấp học bổng khuyến khích học tập theo quy định của Nhà nước.
  • Được giới thiệu việc làm part time trong thời gian học tại trường và giới thiệu việc làm phù hợp với chuyên môn sau khi tốt nghiệp
  • Thí sinh được cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Em có nguyên vọng theo học tại trường thì đăng kí xét tuyển như thế nào?

Em có thể đăng kí theo hình thức Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện; đăng ký online trên trang Website của trường.

I-Tech đào tạo như thế nào?

Hiện tại I-Tech đào tạo teo tiêu chuẩn của doanh nghiệp và I-Tech cũng cam kết sau khi học xong Sinh Viên sẽ được đi làm tại các Doanh nghiệp.

Sau khi học xong có được I-Tech giới thiệu việc làm không?

Với sinh viên đã học tại Doanh nghiệp I-Tech sau khi học xong I-Tech sẽ giới thiệu việc làm cho sinh viên đến làm việc tại các tập đoàn cũng như Doanh nghiệp của I-Tech, công ty đối tác của I-Tech. Đảm bảo 100% sinh viên ra trường đều được giới thiệu việc làm.

Học ngành Hệ thống thông tin ra trường có thể làm việc ở vị trí nào?

Đa số phụ huynh và học sinh đều băn khoăn không biết việc làm cụ thể sau này khi học Hệ thống thông tin là gì. Trên thực tế, đây là một ngành học sẽ mang đến cho bạn nhiều vị trí việc làm đa dạng tại các công ty. Tiêu biểu là:

– Lập trình viên

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống thông tin, tân cử nhân hoàn toàn có thể nộp đơn ứng tuyển ở vị trí Lập trình viên – một trong những vị trí việc làm được các doanh nghiệp săn đón nhất hiện nay. Lập trình viên sẽ làm những công việc như tối ưu hóa dữ liệu, viết phần mềm mới, cải thiện phần mềm cũ, sửa lỗi dữ liệu phát sinh, xử lý các trục trặc trên hệ thống máy tính…

– Kỹ sư quản lý hệ thống

Bên cạnh lập trình viên, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống thông tin còn có thể ứng tuyển làm Kỹ sư quản lý hệ thống mạng thông tin tại các công ty. Với vai trò là quản lý mạng, các kỹ sư thông tin có trách nhiệm thiết kế phần mềm, vận hành, giám sát và sửa lỗi hệ thống thông tin mạng… Bên cạnh đó, họ còn phải ngăn chặn sự xâm nhập và đánh cắp dữ liệu từ hacker, đảm bảo bảo mật tuyệt đối dữ liệu thông tin cho công ty.

– Giảng viên về Hệ thống thông tin máy tính

Với những sinh viên tốt nghiệp cầm trong tay tấm bằng giỏi, thành tích học tập ấn tượng và yêu thích giảng dạy hoàn toàn có thể chuyển hướng sang làm giảng viên. Bạn có thể giảng dạy các phân môn liên quan đến chuyên ngành Hệ thống thông tin máy tính tại trường đại học, cao đẳng như: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Ngôn ngữ lập trình C, Kiến trúc máy tính…

Ngoài ra còn có rất nhiều vị trí việc làm khác cho bạn tha hồ lựa chọn như: Tư vấn viên (hỗ trợ các lãnh đạo, quản lý phòng ban ra quyết định), Quản trị cơ sở dữ liệu, Quản trị hệ thống thông tin trong tổ chức…

Học ngành Kỹ thuật phần mềm ra trường có thể làm gì ?

Sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành các kỹ sư phần mềm có chất lượng tốt, có thể làm việc trong các dự án phần mềm vừa và lớn như sau:

– Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng, …,các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT; các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT.

– Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học…

– Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).

– Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin

– Có thể tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động.

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành này là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn trẻ và luôn là ngành thời thượng trong lĩnh cực Thông tin và Truyền thông. Ở Việt Nam, đây là ngành mũi nhọn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đầu tư phát triển vì nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư Công nghệ thông tin và ngành Phát triển phần mềm nói riêng sẽ rất cao trong thời gian tới

Học chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông ra trường sẽ làm gì?

Hiện nay với sự phát triển không ngừng chóng mặt của mạng máy tính đã làm cho bất kỳ một máy tính nào cũng có nhu cầu kết nối mạng. Do đó cơ hội việc làm trong lĩnh vực này rất cao.

Tốt nghiệp kỹ sư ngành Mạng máy tính & Truyền thông chúng ta có thể làm việc ở hầu hết các đơn vị trong và ngoài nước có sử dụng máy tính kết nối mạng với mức lương cực kỳ hấp dẫn ở các vị trí như:

– Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống tại các ngân hàng, các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)

– Chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp: xây dựng các mạng máy tính an toàn, hiệu quả cho các đơn vị có yêu cầu

– Chuyên viên phát triển phần mềm mạng

– Chuyên viên phát triển ứng dụng trên di động và mạng không dây

– Chuyên viên xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông: VoIP, hội nghị truyền hình