Dịch bệnh Covid xảy ra đúng vào giữa thời Cách mạng công nghiệp 4.0, vì có thể ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào giải quyết công việc và phục vụ cuộc sống thay vì phải trực tiếp gặp mặt, như là làm việc trực tuyến, học hành và hội họp bằng hình thức online, kinh doanh qua mạng, sử dụng ví điện tử và thẻ tín dụng khi thay toán thay thế tiền mặt… Nhờ vậy, nhìn vào thực trạng hiện nay, có thể thấy ngành Công nghệ thông tin (CNTT) trở thành một ngành hot và được chú trọng phát triển. Mục tiêu của Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra đến năm 2025 sẽ có 1.3 triệu lao động ngành CNTT. Cơn “khát” nhân lực CNTT chưa bao giờ hạ nhiệt, kể cả trong mùa Covid.
Sinh viên học ngành CNTT sau khi ra trường, không chỉ là ứng tuyển vào các công ty, tập đoàn đa quốc gia, mà còn có thể mở công ty riêng, tuyển dụng nhân sự làm việc cho mình.
Có thể thấy, do nhu cầu nhân lực ngày càng cao hiện nay, cộng với hình thức làm việc trực tuyến đang trở nên phổ biến, ngành CNTT trở nên có sức hấp dẫn và lôi cuốn nhiều người theo học và làm việc. Tại Viện Công nghệ thông tin Quốc tế I-Tech, hằng năm đều có các doanh nghiệp đến tuyển dụng sinh viên năm 2, năm 3 để tham gia các dự án cùng doanh nghiệp. Đây là minh chứng cho sức hấp dẫn của ngành CNTT, sinh viên ra trường (thậm chí chưa ra trường) đều có thể kiếm được việc làm tại các công ty Việt Nam
Trong tình hình khó khăn do Covid như hiện nay, việc theo đuổi một ngành học và trở nên thành công trong lĩnh vực chuyên môn là mơ ước của rất nhiều người. Lựa chọn nơi học tập và phát huy hết tiềm năng bản thân rất quan trọng. Học không chỉ là lý thuyết trên lớp, mà còn vận dụng vào thực tế, áp dụng những gì đã học vào thực tiễn là cách học hiệu quả nhất.
Lựa chọn theo đuổi ngành CNTT trong tình hình hiện nay là một sự lựa chọn khôn ngoan và đúng đắn cho những ai yêu thích công nghệ, đặc biệt trong thời kỳ hậu Covid và sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0!